Bệnh lậu là gì? dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

May 21, 2020
Bệnh Xã Hội

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của tất cả mọi người . Tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ đều ngang nhau và bệnh chủ yếu xảy ra ở những người trong độ tuổi sinh sản. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin liên quan đến lậu chính xác để mọi người hiểu được rõ ràng về bệnh lậu và cách chữa trị, hãy theo dõi nhé!

Xem thêm:

Bệnh lậu là gì? Triệu chứng của bệnh lậu

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội có tác động tiêu cực với sức khỏe và thường chủ yếu lây lan qua con đường tình dục không an toàn. Căn bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn lậu có tên Neisseria Gonorrhoeae hoặc Gonococcus. Những bộ phận trong cơ thể có thể xuất hiện vi khuẩn lậu như là cổ tử cung, âm đạo của nữ giới; đường niệu đạo của nam giới và ở hậu môn, mắt, miệng ở cả hai. Chính vì vậy, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận trên cơ thể con người vì vi khuẩn lậu sẽ lây lan theo diện rộng một cách nhanh chóng.

Sau khi nắm được về bệnh lậu là gì, mọi người cần chú ý đến triệu chứng của bệnh lậu để biết rõ xem đặc điểm về dấu hiệu nhận biết ra sao, như là:

  • Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới: đối với nữ giới, bệnh lậu khá là khó nhận biết do có triệu chứng không quá rõ ràng, đôi khi dễ bị nhầm với viêm nhiễm âm đạo. Tuy nhiên, nếu như chị em để ý kỹ hơn, bạn sẽ thấy như trong cơ thể của mình xuất hiện biểu hiện của bệnh lậu như tiểu đau buốt, có mủ xanh hoặc vàng chảy ra từ âm đạo, viêm trong cổ tử cung, vùng kín xuất hiện mùi hôi tanh nồng nặc,… Với người phụ nữ đang có thai mà thấy cơ thể có biểu hiện bệnh lậu, khả năng cao sẽ sảy thai hoặc di truyền sang cho con của mình.
  • Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới: ở nam giới thì có dấu hiệu bệnh lậu rõ ràng hơn so với phụ nữ, có thể kể đến như tiểu đau, tiểu nhiều lần, tiểu buốt có lẫn máu với mủ trong nước tiểu, cơ thể dễ rơi vào trạng thái kiệt sức, hay mệt mỏi, sốt và nổi hạch, ăn uống không ngon, ngủ không yên,…. Bên cạnh đó, để ý kỹ hơn thì nam giới cần chú ý đến buổi sáng sớm có mủ như nhựa chuối ở lỗ niệu đạo.

Khi biết được triệu chứng bệnh lậu dễ thấy như trên và nếu như bạn thấy có dấu hiệu đó ở cơ thể của mình, cần phải cố gắng sắp xếp thời gian đi khám bệnh lậu càng sớm càng tốt. Căn bệnh này chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khỏe của cả 2 giới, thậm chí có thể ảnh hưởng không tốt lâu dài, khó điều trị dứt điểm nếu như phát hiện bệnh muộn.

Nên khám và xét nghiệm bệnh lậu khi nào?

Việc khám bệnh lậu là chuyện phải thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt với những người mà vừa xảy ra quan hệ tình dục không an toàn, cần phải đi thực hiện xét nghiệm bệnh lậu ngay sau đó. Bởi chỉ có quá trình xét nghiệm máu của từng người mới cho được kết quả rằng vi khuẩn lậu có thật sự tồn tại trong cơ thể hay không?

Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp xét nghiệm lậu mang đến kết quả nhanh chóng, như là:

Xét nghiệm máu để phát hiện bệnh lậu

Xét nghiệm máu được xem là phương pháp phổ biến nhất mà được nhiều người áp dụng. Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ cũng tin tưởng vào kết quả được phát hiện trong máu của mỗi người để có căn cứ chính xác để đưa ra cách thức trị bệnh lậu.

Qúa trình xét nghiệm máu sẽ cho kết quả nhanh chóng và chính xác, bởi hầu hết các loại bệnh xã hội nguy hiểm đều có tồn tại mầm bệnh trong máu. Khi bác sĩ phát hiện ra vi khuẩn lậu đang hoạt động trong máu của bệnh nhân, lúc này có thể kết luận tình trạng bệnh tật thực tế.

Xét nghiệm lậu bằng dịch niệu đạo

Dịch niệu đạo trong cơ thể có thể ẩn chứa vi khuẩn lậu cho nên đây là phương pháp xét nghiệm lậu dễ thực hiện. Bác sĩ thực hiện xét nghiệm sẽ lấy mủ ở niệu đạo trong quá trình mà bạn đi tiểu để tiến hành soi và kiểm tra vi khuẩn. Kết quả sẽ có nhanh chóng, bác sĩ nếu thấy vi khuẩn lậu xuất hiện ở dịch niệu đạo thì khả năng cao bạn đã mắc bệnh.

Xét nghiệm bệnh lậu bằng thử nghiệm miễn dịch Enzyme

Trong cổ tử cung ở nữ giới và dương vật ở nam giới sẽ có mẫu dịch xuất hiện kháng nguyên của bệnh lậu. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch đó và tiến hành xét nghiệm EIA. Đó là phương pháp có phần tiên tiến vì bác sĩ sẽ thử nghiệm huỳnh quang, từ đó sẽ phát hiện được tình trạng mắc bệnh lậu của người thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm bệnh lậu theo phương thức NAAT

Phương pháp xét nghiệm bệnh lậu NAAT sẽ cung cấp cả bằng chứng di truyền khi bị nhiễm trùng lậu. Kết quả khi thực hiện phương pháp xét nghiệm này sẽ có trong vòng 2 – 3 ngày. Bác sĩ thực hiện sẽ lấy mẫu DNA của vi khuẩn có trong nước tiểu hoặc dịch niệu đạo, dịch tử cung để xác định ra bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít được sử dụng cho dù mang đến kết quả rất chi tiết. Bởi giá thành thực hiện cũng như cần phải có nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại mới thực hiện được chính xác và thành công.

Hiện nay, ngoài việc xét nghiệm bệnh lậu thì vẫn chưa có phương thức khám bệnh nào khác để có thể chẩn bệnh một cách chính xác. Ngoài ra, nhờ việc thực hiện xét nghiệm, sàng lọc vi khuẩn lậu kỹ càng, bác sĩ mới có thể kết luận về bệnh lậu và cách điều trị một cách chắc chắn. Nhờ thế, người bệnh mới có thể nắm bắt được tình trạng của bản thân và phối hợp chặt chẽ cùng bác sĩ để có phương pháp chữa bệnh lậu dễ dàng.

Cách chữa bệnh lậu đơn giản nhất

Để biết được cách điều trị bệnh lậu hiệu quả, mọi người cần phải nắm rõ tình trạng bệnh tật hiện tại của bản thân mình đang ở mức nào? Khi biết rõ rồi, có 2 phương pháp điều trị lậu đơn giản và nhanh chóng mà ai cũng có thể áp dụng, như là:

Phương pháp chữa theo dân gian

Khi thực hiện chữa trị theo phương pháp dân gian, chúng tôi tin chắc rằng đây chính là cách chữa bệnh lậu đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất và có mang lại kết quả khả quan nếu như người bệnh kiên trì thực hiện. Các nguyên vật liệu sử dụng để chữa bệnh rất dễ tìm, như là:

  • Dùng dễ cỏ tranh, cây diệp hạ châu: rễ cỏ tranh và cây diệp hạ châu đều có cùng tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện tuần hoàn máu, lợi tiểu, giải độc gan và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể con người. Người bệnh chỉ cần lấy 1 nắm cỏ tranh và lá cây diệp hạ châu, rửa sạch, đun lấy nước uống hàng ngày để có tác dụng chữa bệnh tốt nhất.
  • Dùng nha đam: nha đam được xem là một loại thực phẩm lành mạnh, có thành phần kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng rất tốt. Thêm vào đó, đối với việc trị bệnh lậu, nha đam có thể làm lành vết mụn lở loét, dịu đi cơn đau ngứa. Người bệnh lấy thịt nha đam sau khi đã lột vỏ ( nên dùng nha đam tươi, không sử dụng nha đam đóng gói ), bôi lên vùng da có vết mụn lậu đều đặn mỗi ngày. Theo thời gian, bạn có thể thấy được kết quả rõ ràng.
  • Dùng tỏi: củ tỏi vốn là một loại gia vị quen thuộc có tính cay, hăng, rất tốt cho việc kháng khuẩn, đảm bảo đường tiêu hóa hoạt động tốt, kích thích tuần hoàn máu và thải độc toàn bộ trong cơ thể. Sử dụng tỏi hàng ngày là một công cụ chống lại bệnh tật dễ dàng. Khi áp dụng tỏi để chữa bệnh lậu, người bệnh nên đập dập tỏi thật nhuyễn, sau đó bôi lên vùng có vết thương hở gây ra bởi bệnh lậu. Để nghỉ từ 2 – 3 giờ rồi sau đó rửa sạch lại với nước.

Trước khi quyết định thực hiện cách điều trị bệnh lậu theo phương pháp dân gian, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xem tình trạng bệnh hiện tại của bản thân mình có phù hợp để tự chữa bệnh hay không? Thực ra, có rất nhiều người để tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, như vậy rất khó để áp dụng phương pháp dân gian vì sẽ rất lâu và khó để hồi phục sức khỏe.

Áp dụng chữa bệnh lậu bằng Tây y

Có lẽ đối với nhiều người, khi quyết định điều trị bệnh lậu bằng Tây y sẽ có suy nghĩ chắc chắn hơn vì mang đến kết quả nhanh chóng và dứt điểm. Một số phương pháp mà người bệnh có thể thực hiện khám bệnh, như là:

  • Phương pháp điều trị bệnh ở người trưởng thành: đây chính là cách chữa bệnh lậu ở nam giới và nữ giới trưởng thành phù hợp, đảm bảo mang đến kết quả ổn định cho sức khỏe. Khi người bệnh phát hiện tình trạng của bản thân, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách tiêm ceftriaxone vào vùng bắp của cơ thể ; còn azithromycin thì người bệnh sẽ uống theo toa mà bác sĩ kê đơn. Cả 2 loại thuốc trên đều là kháng sinh diệt vi khuẩn lậu, người bệnh sẽ thực hiện điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị cho tới khi khỏi dứt điểm.
  • Phương pháp điều trị bệnh lậu đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ em mới sinh: phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh được xem là đối tượng nhạy cảm hơn bình thường do thể trạng yếu. Trong trường hợp người mẹ phát hiện mình bị lậu, cần nhanh chóng đều trị để tránh lây lan sang con do đây là căn bệnh di truyền. Điều trị bệnh lậu ở phụ nữ mang thai khá tương đồng với người trưởng thành nhưng sẽ cần sử dụng thêm thuốc mỡ kháng sinh, liều tiêm vào cơ thể sẽ ít hơn để tránh có tác động xấu cho thai. Em bé cần được bác sĩ theo dõi riêng để chữa trị bệnh lậu tích cực, hạn chế biến chứng cho sức khỏe.

Tuy nhiên, một hạn chế khi thực hiện điều trị bệnh lậu bằng Tây y, chính là tác dụng phụ của thuốc tiêm và thuốc uống. Bên cạnh việc diệt trừ vi khuẩn lậu tận gốc, kháng sinh sẽ ảnh hưởng khá nhiều tiêu cực cho sức khỏe như đau dạ dày, tổn thương thận, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi,…. Cho nên, mọi người không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Cần phải tuân thủ chặt chẽ về liều lượng và thời gian sử dụng khi bác sĩ kê toa thuốc đầy đủ.

Ngoài ra, để cho người bệnh có thể tạm biệt bệnh lậu trong thời gian ngắn, bạn cần phải chữa trị tại cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Nhờ vậy, chất lượng thuốc mà người bệnh sử dụng mới có tác dụng tích cực cho sức khỏe mỗi người.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh lậu

Cho dù bạn lựa chọn cách chữa bệnh lậu nào, theo Tây y hoặc theo Đông y, chúng tôi khuyên rằng mọi người cần phải luôn thực hiện một cách kiên trì. Một số lưu ý để có quá trình điều trị bệnh lậu có hiệu quả, như là:

  • Nên thực hiện ăn uống lành mạnh, nhất là các thực phẩm lợi tiểu như rau xanh và chứa nhiều vitamin C như hoa quả tươi, thịt, cá, hải sản,… vừa để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, vừa để giúp cho mầm bệnh có thể bị hạn chế hoạt động. Cần bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày để thải độc hiệu quả.
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, hạn chế có tác động mạnh ở những nơi xuất hiện vết rách, mụn lở loét vì có thể khiến cho bệnh lây lan mạnh hơn.
  • Không quan hệ tình dục trong suốt thời gian điều trị bệnh, kể cả có mang bao cao su cũng cần tránh tuyệt đối để tránh lây lan bệnh thêm cho người khác.
  • Trong quá trình đi tiểu và đi đại tiện không nên rặn mạnh để tránh nhiễm trùng.
  • Cần phải kiên trì chữa trị bệnh lậu để đảm bảo bệnh khỏi hoàn toàn, tránh trường hợp điều trị không dứt điểm, cơ thể bị nhờn thuốc sẽ gây đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nhiều hơn ở người bệnh.

Qua bài viết trên, chắc hẳn tất cả mọi người đã hiểu được những thông tin liên quan đến bệnh lậu là gì để có thể nhận diện ra căn bệnh dễ dàng. Đồng thời, những cách điều trị bệnh lậu ở nam giới và nữ giới mang lại kết quả khả quan đều được đề cập tới đầy đủ, người bệnh có thể tham khảo. Bên cạnh đó, nếu như mọi người vẫn còn thấy băn khoăn và muốn nghe tư vấn bệnh lậu chi tiết hơn, hãy chat với chúng tôi qua website hoặc gọi cho hotline để được phục vụ!


Y tế cộng đồng

Blog Y Tế - Thông tin về y tế sức khỏe nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội, bệnh trĩ, bệnh hôi nách,..

Related Posts

Đăng Ký Khám Tại Đây

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form